Xuất Khẩu Lao Động Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, xuất khẩu lao động đang được quan tâm đặc biệt không chỉ đối với các nhà tuyển dụng mà ngay cả với những người lao động đang có nhu cầu tìm việc làm. Thời gian gần đây, thị trường việc làm Đồng Nai gặp phải những vấn đề khó khăn khi giải quyết việc làm cho người lao động, xuất khẩu lao động là một trong những phương án giải quyết tích cực cho tình trạng này. Tuy nhiên để thu hút người lao động tham gia xuất khẩu lao động không phải dễ dàng vì phần lớn tại Đồng Nai, người dân thích làm việc trong địa bàn để gần gũi với gia đình.

Theo trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai, trong tất cả các ngành nghề xuất khẩu lao động thì có doanh nghiệp chuyên xuất khẩu y tá, điều dưỡng sang làm việc tại các nước Đông Nam Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,…Một hạn chế là nếu người lao động có nhu cầu tìm việc làm xuất khẩu lao động thì phải đăng ký ứng tuyển ở các địa phương khác ngoài Đồng Nai.

Người dân Đồng Nai chưa thực sự thiết tha với việc xuất khẩu lao động, điển hình là từ nhiều năm nay chỉ có khoảng gần 3.000 người lao động xuất khẩu sang nước ngoài sinh sống và làm việc. Trung tâm dịch vụ việc làm cho biết, chỉ tiêu trong mỗi năm là phải xuất khẩu trung bình khoảng 250 lao động nhưng chỉ hoàn thành được 1/10 trong số đó. Một trong những nguyên nhân chính là người lao động vẫn chưa nhận biết tầm quan trọng mà xuất khẩu lao động đem lại cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của người dân.

Xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là giúp giải quyết nhu cầu tìm việc làm của người lao động, nó còn giúp người lao động nâng cao tay nghề, trình độ và được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm làm việc ở môi trường làm việc tại các nước phát triển. Đồng Nai là một trong những tỉnh thành có tiềm năng trở thành khu vực kinh tế trọng điểm trong những năm tới nên nếu có số lượng lớn người lao động sang làm việc tại nước ngoài sẽ đem lại nguồn lợi ích rất lớn.

Ban lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã tăng cường các giải pháp để thu hút sự quan tâm từ người lao động với quá trình xuất khẩu lao động nhiều hơn. Điều quan trọng nhất là giúp người lao động hiểu rõ về lợi ích mà xuất khẩu đem lại, họ sẽ đạt những gì ngoài công việc ổn định, mức lương cao,…Các doanh nghiệp cần phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm để kết nối và truyền đạt thông tin đến người lao động nhiều hơn. Các lĩnh vực truyền thông cũng nên được quan tâm đặc biệt để quảng bá hầu hết đến người dân trên địa bàn.

Song song với công tác tuyên truyền, cần phải theo sát quy trình xuất khẩu lao động từ những năm trước đây để thống kê được hiệu quả làm việc, hiểu được những khó khăn của người lao động và phát huy những mặt có lợi. Bằng cách này, những vướng mắc và bất cập sẽ được khắc phục và hạn chế cho những lần xuất khẩu lao động tiếp theo.

Ban lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quyết định sẽ thành lập ban chỉ đạo chuyên về xuất khẩu lao động để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Tỉnh cũng có những hỗ trợ vay vốn, giúp đỡ người lao động gặp khó khăn về tài chính nhưng có mong muốn xuất khẩu lao động. Trung bình mỗi năm có gần 5.000 học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ có nguyện vọng xuất khẩu lao động nhưng chỉ số ít là ứng tuyển thành công. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo tỉnh sẽ tích cực hoạt động để giúp đỡ tối đa nhu cầu tìm việc của người dân. Các ban ngành, đoàn thể cũng sẽ phối hợp để tuyên truyền nhiều hơn về hiệu quả của xuất khẩu lao động.

Với những giải pháp thiết thực và sự chung tay của các ban ngành, doanh nghiệp, trung tâm việc làm, hi vọng trong giữa cuối năm 2018 tỉnh Đồng Nai sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu lao động và cải thiện chất lượng đời sống của người lao động.