Đề nghị tăng lương với sếp như thế nào mới thuyết phục?

Đề nghị tăng lương với sếp như thế nào cho đỡ e ngại? Một câu hỏi muôn thuở khiến nhiều người băn khoăn và không biết nên nói như thế nào. Bạn không cần lo lắng bởi những cách làm sau đây sẽ giúp chúng ta có thể trình bày thẳng thắn với sếp. Hãy cùng xem qua đó là cách làm nào nhé!

Cần làm gì trước khi đề nghị tăng lương với sếp?

Trước khi để được tăng lương, chúng ta cần xem xét các yếu tố phù hợp thì mới có thể thuyết phục được sếp. Do đó, bạn hãy làm các việc như:

Khảo sát mức lương trung bình: Việc làm này là để so sánh mức lương hiện tại của bạn so với những người có cùng vị trí  trong một lĩnh vực. Nhưng nên nhớ rằng cùng vị trí công việc nhưng mức lương có thể khác nhau bởi các yếu tố như: Bằng cấp, kinh nghiệm, vùng miền… Hoặc mỗi công ty sẽ có chế độ lương, thưởng khác nhau mà bạn nên tìm hiểu để xem bản thân có đáp ứng các yêu cầu tăng lương hay không.

Nhận thêm công việc:  Bạn hãy chứng tỏ rằng mình xứng đáng để có mức lương cao hơn bằng cách nhận thêm việc để làm. Nhưng hãy đảm bảo rằng việc mang trên mình nhiều trách nhiệm thì phải đạt kết quả tốt nhất.

Báo cáo thành tích đạt được: Đây sẽ là bằng chứng để chứng minh bạn mang lại lợi ích cho công ty. Vậy nên, hãy tổng hợp và báo cáo kết quả mà mình đã làm được để trình bày với cấp trên. Từ đó, họ sẽ công nhận những cống hiến và nỗ lực của bạn mà quyết định tăng lương.

Những lưu ý cần biết khi đề nghị tăng lương 

Lựa chọn thời điểm thích hợp: Thông thường thời điểm thích hợp để tăng lương mà mỗi công ty đưa ra là sau 6 tháng hay 1 năm. Hoặc cũng có thể một năm sẽ xem xét tăng lương 2 lần cho nhân viên. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng mình đã hoàn thành công việc tốt nhất hoặc bạn vừa tham gia một dự án thành công và đang được sếp coi trọng. Tránh chọn thời điểm đề nghị tăng lương trong lúc công ty gặp khó khăn hoặc sếp đang đau đầu và bận rộn với công việc. 

Đề nghị tăng lương hợp lý: Tăng lương bao nhiêu phần trăm? Câu hỏi này cũng khá khó khăn. Vì thế mà trước khi đề nghị mức tăng lương bạn cần xem xét chính sách tăng lương của công ty hoặc đơn giản nhất là hỏi thăm những đồng nghiệp để biết mức độ phù hợp mà công ty có thể đáp ứng và cũng phù hợp với mong muốn của bạn. 

Thái độ thỏa hiệp: Tăng lương là vấn đề cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố phù hợp và còn tùy thuộc vào sự đàm phán giữa 2 bên. Do vậy, bạn cần khéo léo thảo hiệp bằng thái độ cởi mở và lịch sự. Đôi khi sếp sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số công việc nào đó để chứng minh bản thân thì bạn có thể chấp thuận, vừa là để thử sức mình vừa để thuyết phục được sếp. 

Một số lưu ý cần tránh khi đề nghị tăng lương

Đề cao mình quá mức: Bạn tuyệt đối không được đề cao bản thân rằng mình quá giỏi hoặc bản thân đang rất có giá khi được nhiều công ty khác mời gọi. Việc làm này chắc hẳn sẽ để lại ấn tượng xấu bởi chẳng có nhà quản lý nào lại thích nhân viên của mình “đứng núi này trông núi nọ”. 

So sánh mức lương với đồng nghiệp: Đây là điều tối kỵ trong môi trường công sở mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không mong muốn nhân viên của mình hay soi mói. Do vậy, bạn đừng đề cập đến lương bổng của người làm cùng và so sánh mức lương với họ. 

Kể lể, than phiền: Hãy chắc chắn rằng những cống hiến của bạn là rất xứng đáng để được tăng lương bởi đây cũng là lý do hợp lý nhất. Trái lại, việc kể lể, than phiền những khó khăn mà bản thân đang gặp lại không phải là lý do phù hợp để được sếp tăng lương.

Cách viết đề nghị tăng lương

Bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp về việc tăng lương hoặc chúng ta có thể soạn thảo mẫu văn bản tăng lương và gửi cho sếp. Trong đó, bao gồm các nội dung như: Thông tin người viết đơn (chức vụ, công việc, mức lương hiện tại, mức lương mong muốn), lý do muốn tăng lương (tính chất công việc, hiệu quả công việc, số lượng công việc đang đảm nhận), ý kiến của phòng nhân sự và ý kiến của giám đốc, ngày tháng năm làm mẫu đơn và ký xác nhận. 

Nên lưu ý rằng, mẫu tăng lương sẽ tập trung vào hai nội dung trọng tâm là thành tích trong công việc và lý do để tăng lương. Vì thế, bạn chỉ nên liệt kê ngắn gọn, đầy đủ các ý chính, tránh viết dài dòng, lan man vì sếp chẳng có thời gian để xem hết. 

Thực chất việc đề nghị tăng lương với sếp không hề khó mà quan trọng là chúng ta biết cách để trao đổi hoặc viết mẫu đơn trình bày rõ ràng. Trong đó, cần nêu chi tiết, có sự phù hợp thì việc chấp thuận cho bạn một mức lương cao hơn sẽ chẳng có vấn đề khó khăn nào.